Dinh dưỡng dành cho người viêm loét dạ dày sẽ trình bày cho chúng ta biết nên ăn uống gì để mau chóng cải thiện, cách phòng ngừa, nguyên nhâ...
Dinh dưỡng dành cho người viêm loét dạ dày sẽ trình bày cho chúng ta biết nên ăn uống gì để mau chóng cải thiện, cách phòng ngừa, nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, chảy máu. Nếu bệnh nhân không được phát hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa để điều trị kịp thời thì người bệnh có thể tử vong do mất máu.
Viêm loét dạ dày gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở người già và chiếm 60% trong tổng số các trường hợp, ngày nay độ tuổi viêm loét dạ dày ngày càng trẻ hóa
Nguyên nhân viêm loét dạ dày
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là vi khuẩn sau khi xâm nhập sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày người. Chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc. Chúng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành loét hoặc ung thư dạ dày.
- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm: Các loại thuốc giảm đau và kháng viêm khi sử dụng lâu có tác dụng ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây đau và viêm loét dạ dày.
- Stress: Căng thẳng, buồn phiền, tức giận, lo lắng, sợ hãi khiến mất cân bằng chức năng cho dạ dày làm dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày.
- Ăn uống và sinh hoạt: Việc ăn uống không đúng bữa, không điều độ, ăn quá no hoặc quá đói, uống quá nhiều rượu dẫn đến hoạt động co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng, dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày và gây loét dạ dày.
- Các nguyên nhân tự miễn, do hóa chất
Triệu chứng thường gặp
- Đau bụng vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu chính của bệnh, cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát. Cơn đau xuất hiện vào lúc đói hoặc vào ban đêm có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
- Ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Mất ngủ, ngủ chập chờn, gián đoạn, chủ yếu do nguyên nhân viêm loét dạ dày gây đau.
- Rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, táo bón do việc tiêu hóa không ổn định.
Phòng tránh viêm loét dạ dày
- Dừng hoặc hạn chế các loại thuốc giảm đau và kháng viêm để ổn định lại các enzym trong hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc điều trị diệt vi khuẩn HP.
- Ăn uống điều độ, đúng bữa, khoa học, hạn chế rượu bia, đồ ăn chua cay, đồ lên men, đồ ăn nhiều gia vị sẽ giúp cho dạ dày hoạt động khỏe mạnh sẽ bảo vệ cho dạ dày tốt hơn.
- Ngoài ra việc thường xuyên tập thể dục, làm việc khoa học, tránh lo lắng, stress làm điều hòa hoạt động niêm mạc giúp cho việc điều trị tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm loét dạ dày
- Bổ sung viên uống Double X: Cung cấp 12 loại vitamin, 10 loại khoáng chất, 22 loại dưỡng chất từ thực vật. Người bị viêm loét dạ dày ăn uống khó khăn, khả năng hấp thu kém nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, nếu tình trạng kéo dài sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hụt vi chất làm sức đề kháng yếu & nhiều bệnh khác. Trong viên uống Double X có chứa hỗn hợp các loại vitamin & khoáng chất hỗ trợ quá trình cải thiện cơn đau dạ dày
- Kẽm: Vi chất dinh dưỡng này giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp chữa lành vết thương
- Selenium (Selen): Selen là dưỡng chất có tác dụng làm giảm nguy cơ biến chứng nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình chữa lành của cơ thể.
- Vitamin nhóm B: giúp ngưng các triệu chứng trào ngược acid, ức chế các acid dạ dày giúp làm giảm cơn đau, giảm triệu chứng viêm
- Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, đem lại hiệu quả tốt trong việc giúp diệt trừ vi khuẩn HP
- Bổ sung viên chất xơ: Được chiết xuất từ 13 loại rau củ quả giúp bổ sung 1,7g chất xơ. Chất xơ có thể giúp cải thiện tiêu hóa, giảm viêm dạ dày, chất xơ còn bảo vệ tế bào và giúp lớp niêm mạc dạ dày trở nên khỏe mạnh.
- Lợi khuẩn Probiotic: Cung cấp 6,3 tỷ lợi khuẩn. Probiotics đã được chứng minh là có thể cải thiện các triệu chứng khó tiêu và làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
- Bột đạm thực vật Protein: Đạm tinh khiết chất lượng cao dễ hấp thu từ thực vật giúp trung hòa acid dạ dày, giảm triệu chứng viêm loét, thúc đẩy quá trình làm lành vết loét một cách nhanh chóng
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ để được tư vấn trước khi sử dụng
Không có nhận xét nào